Sơn bả tường là công đoạn cần thiết và quan trọng trước khi sơn nhà. Vì thế, việc sơn bả đúng kỹ thuật và làm cho bề mặt được đẹp bóng là vô cùng quan trọng. Hôm nay, Thoviet sẽ giải đáp thắc mắc về Sơn bả tường là gì? Cấu tạo ra sao? Quy trình như thế nào? Qua bài viết bên dưới.
Sơn bả tường nhà
Sơn bả tường là gì?
Sơn bả, hay còn gọi là sơn bả matit, là quá trình thi công nhằm tạo ra bề mặt tường mịn màng và bóng bẩy thông qua việc sử dụng bay trét thép và bột matit. Quá trình này yêu cầu người thợ sơn phải có tay nghề cao, tinh tế và chú ý đến từng chi tiết để đạt được kết quả hoàn hảo nhất.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại matit phổ biến: matit dẻo và bột trét. Matit dẻo có độ bền cao hơn và thường được pha trộn với xi măng, mang lại khả năng chịu lực tốt. Ngược lại, bột trét sử dụng dễ dàng hơn, chỉ cần khuấy với nước đến độ sệt mong muốn là có thể sử dụng ngay. Việc lựa chọn loại matit phù hợp không chỉ giúp nâng cao tính thẩm mỹ mà còn tăng cường độ bền cho bề mặt tường.
Cấu tạo của sơn bả tường
Sơn bả là một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, với cấu tạo từ ba thành phần chính, mỗi thành phần đều góp phần quyết định đến chất lượng và hiệu quả thi công.
Chất kết dính
Là yếu tố cốt lõi trong sơn bả, chất kết dính có thể chia thành hai loại chính: khoáng và polymer. Các chất kết dính khoáng như xi măng hoặc thạch cao cung cấp độ bền và khả năng chống thấm, trong khi chất kết dính polymer mang lại tính linh hoạt và kháng nước.

Sự kết hợp giữa hai loại này tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc, giúp bề mặt tường không chỉ đẹp mắt mà còn bền bỉ trước tác động của môi trường.
Chất độn
Chức năng chính của chất độn trong sơn bả là tăng cường một số thuộc tính cần thiết cho sản phẩm. Thường là carbonate canxi, chất độn này không chỉ giúp cải thiện khả năng thi công mà còn tăng tính ổn định và độ chắc chắn cho công trình.

Bên cạnh đó, chất độn cũng góp phần làm giảm khả năng cháy nổ, đảm bảo an toàn cho công trình trong trường hợp có sự cố. Thêm vào đó, việc sử dụng chất độn giúp cải thiện khả năng xử lý và dễ dàng trong việc làm mịn bề mặt.
Phụ gia
Mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong thành phần sản phẩm, các phụ gia lại đóng một vai trò quan trọng không thể bỏ qua. Chúng giúp điều chỉnh các đặc tính vật lý và hóa học của sơn bả, như khả năng giữ ẩm cho thời gian ninh kết, từ đó giảm thiểu thời gian thi công và nâng cao hiệu quả công việc.

Một số phụ gia còn có tác dụng cải thiện độ bền màu sắc và khả năng chống lại sự mài mòn.
#Tham khảo: Dịch vụ sơn tường giá rẻ
Quy trình sơn bả tường
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Các vật dụng cần chuẩn bị bao gồm:
- Bay trét
- Chổi quét sơn
- Bàn chải
- Thùng chứa sơn
- Giấy nhám
- Băng dính
- Bả sơn
- Thiết bị bảo hộ
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt (cũ & mới)
Đối với tường mới anh/chị nên kiểm tra về mặt tường xem các vết nứt có xuất hiện hay không và bề mặt tường có phẳng hay không. Sau đó, vệ sinh tường thật kỹ nhằm tránh các tạp chất trong quá trình thi công.
Đối với tường cũ nên cạo bỏ lớp sơn cũ bị tróc và chà nhám các khu vực không đều. Tiếp theo đó là các vết nứt trên tường cũng cần được xử lý và để khô hoàn toàn trước khi tiếng hành sơn bả tường.
Bước 3: Tiến hành sơn bả tường
Đầu tiên, cần chuẩn bị bột matit và sau đó khuấy đều (nên xem trên bao bì tỉ lệ qua nước như thế nào trước khi tiến hành pha bột). Tiến hành sơn bả lên tường và lưu ý nên thực hiện “từ dưới lên trên, từ trái sang phải” để đảm bảo bề mặt thi công luôn được đều
Tiếp theo, để khô một lúc và dùng giấy nhám chà đều lại bề mặt tường để giúp tường tạo được độ mịn màng hơn.
Bước 4: Hoàn thiện & kiểm tra
Bước qua đến bước 4, tiếp tục sơn lớp bả thứ hai để giúp tăng độ bóng và hoàn thiện bề mặt (bước này làm giống với bước sơn bả trên).
Sau khi hoàn thiện, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không còn vết nhăn, bong tróc hay khuyết điểm nào.

Một số lưu ý khi sơn bả tường
Thời tiết
Nên chọn những ngày khô ráo, không mưa, và có độ ẩm thấp để lớp sơn nhanh chóng khô và không bị ảnh hưởng. Trời ẩm có thể làm sơn khó khô, dẫn đến tình trạng nấm mốc hoặc bong tróc.
Thời điểm thi công lý tưởng là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thi công lúc cao điểm nắng nóng để giảm thiểu sự bay hơi nước và giúp cho việc xử lý dễ dàng hơn.
Lựa chọn vật liệu thi công chất lượng
Nên chọn các loại sơn bả từ những nhãn hiệu uy tín để đảm bảo tính năng và độ bền của sản phẩm. Các sản phẩm kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng bong tróc và giảm tuổi thọ công trình.

Đảm bảo loại sơn bả bạn chọn phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện môi trường nơi lắp đặt, chẳng hạn như sơn cho khu vực có độ ẩm cao hay khu vực cần chống cháy.
Chú ý đến thời gian khô
Để mỗi lớp sơn bả khô hoàn toàn trước khi tiến hành lớp tiếp theo. Thời gian khô phụ thuộc vào điều kiện môi trường, nhưng thường dao động từ 2 – 4 giờ. Sau đó, sử dụng tay chạm nhẹ vào bề mặt để kiểm tra độ khô, đảm bảo rằng bề mặt không còn ẩm ướt trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Bài viết trên, Thợ Việt cũng đã chia sẻ với quý anh/chị về sơn bả tường cũng như cấu tạo và quy trình sơn bả tường là như thế nào. Nếu anh/chị cũng đang gặp khó khăn về vấn đề sơn bả hoặc tìm thợ sơn nhà trọn gói có thể liên hệ ngay Thợ Việt qua số Hotline: 1800 8122 (miễn phí) để được tư vấn và báo giá xây dựng mới nhất.
Xem thêm:
- Các mẫu sơn tường 3D siêu đẹp
- Sau khi bả tường, có nên sơn chống mốc không?
- Khi nào nên sơn tường gạch không trát?