Báo giá thi công trần thạch cao tphcm cập nhật năm 2025

Thi công trần thạch cao
thi công trần thạch cao

Trần thạch cao không chỉ mang lại vẻ đẹp mới mẻ và sang trọng mà còn có tính năng cách âm, cách nhiệt, làm đẹp không gian nội thất ngôi nhà. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giá cả và chất lượng dịch vụ thi công trần thạch cao tphcm không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy cùng Thợ Việt khám phá bảng giá thi công trần thạch cao tại TP.HCM và những lưu ý quan trọng khi lựa chọn dịch vụ trong bài viết dưới đây.

Báo giá thi công trần thạch cao

Giá Trần thả 600×600

Giá tấm thạch cao sơn trắng: 115.000 – 125.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao hoa văn: 120.000 – 135.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao phủ nhựa PVC: 125.000 – 135.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Vĩnh Tường sơn trắng: 130.000 – 140.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Vĩnh Tường hoa văn: 135.000 – 145.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Vĩnh Tường phủ nhựa PVC: 140.000 – 150.000 đ/m²

Giá  Trần chống ẩm

Giá tấm Gyproc sơn trắng: 145.000 – 155.000 đ/m²

Giá tấm Gyproc hoa văn: 150.000 – 160.000 đ/m²

Giá tấm Gyproc phủ nhựa PVC: 155.000 – 160.000 đ/m²

Giá  trần chịu nước

Giá tấm xi măng smartboard: 160.000 – 170.000 đ/m²

Giá  trần thả nổi và cao cấp

Giá thạch cao Vĩnh Tường: 135.000 – 145.000 đ/m²

Giá thạch cao Vĩnh Tường cao cấp: 140.000 – 150.000 đ/m²

Giá Trần chìm

Giá tấm thạch cao thường: 135.000 – 155.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Thái Gyproc trắng: 140.000 – 160.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao chống ẩm: 150.000 – 170.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Thái Gyproc xanh chống ẩm: 155.000 – 175.000 đ/m²

Giá  Trần chìm Vĩnh Tường

Giá tấm thạch cao thường: 145.000 – 165.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Thái Gyproc trắng: 150.000 – 170.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao chống ẩm: 155.000 – 175.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Thái Gyproc xanh chống ẩm: 160.000 – 180.000 đ/m²

Giá Trần giật cấp

Giá tấm thạch cao Boral hoặc Gyproc: 135.000 – 145.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Gyproc Vĩnh Tường độ dày 9mm: 145.000 – 155.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao Uco chịu ẩm độ dày 4mm: 165.000 – 175.000 đ/m²

Giá tấm thạch cao chống cháy độ dày 9mm: 190.000 – 210.000 đ/m²

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là loại trần nhà được làm bằng thạch cao và cố định bằng khung sườn vững chắc được liên kết chặt chẽ cào cấu trúc của trần nhà.

Trần thạch cao còn được gọi bằng tên khác là trần thả và trần giả, được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng và nhà máy công nghiệp.

Cấu tạo của trần thạch cao

Cấu tạo của trần thạch cao

Cấu tạo của trần thạch cao thường được làm 3 bộ phận chính:

Khung xương trần thạch cao

Khung xương trần thạch cao
  • Chất liệu: Thường được làm từ thép mạ kẽm hoặc nhôm định hình. Tạo giá đỡ cho toàn bộ hệ thống trần, chịu lực chính và định hình cho trần thạch cao.
  • Thanh chính (main rail): Chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống khung xương.
  • Thanh xương phụ (cross rail): Liên kết với thanh chính, tạo mặt phẳng cho trần.
  • Thanh ranh giới (edge rail): Gắn dọc theo mép tường, cố định khung xương vào tường.
  • Thanh treo (hanger): Giúp treo khung xương lên trần bê tông.
  • Thanh liên kết (tie bar): Giằng cố khung xương, tăng độ vững chắc.

Tấm thạch cao

  • Chất liệu: Thạch cao nguyên chất kết hợp với các chất phụ gia khác như sợi thủy tinh, giấy, hồ cellulose…
  • Tấm thạch cao tiêu chuẩn: Dùng cho các khu vực bình thường.
  • Tấm thạch cao chống ẩm: Dùng cho khu vực ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh.
  • Tấm thạch cao chống cháy: Dùng cho những nơi có yêu cầu cao về phòng cháy chữa cháy.
  • Tấm thạch cao cách âm: Dùng cho những nơi cần cách âm tốt như phòng ngủ, phòng học…
  • Kích thước: 1220 x 2440 mm, 1200 x 2400 mm, 915 x 1220 mm…
  • Độ dày: 9 mm, 12 mm, 15 mm, 18 mm…

Sơn bả trần thạch cao

  • Vai trò: Che lấp các mối nối giữa các tấm thạch cao, tạo độ mịn và hoàn thiện cho bề mặt trần.

Vật dụng lắp ráp trần thạch cao

  • Vít: Dùng để gắn các bộ phận của khung xương và cố định tấm thạch cao.
  • Keo dán: Dùng để dán các mối nối giữa các tấm thạch cao lại với nhau.
  • Len chân tường: Che lấp khe hở giữa trần và tường tạo tính thẩm mỹ cho trần thạch cao.

Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao trong xây dựng

Ưu điểm của trần thạch cao

– Thẩm mỹ cao: Trần thạch cao có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, sẽ phù hợp với nhiều thiết kế nội thất. Trần dễ tạo hình uốn cong một cách linh hoạt, có thể trang trí và điêu khắc họa tiết trang trí trên đó.

– Chống ẩm mốc tốt: Trần thạch cao được sản xuất với khả năng chống thấm rất cao, phù hợp cho những nơi khí hậu ẩm ướt, thường xuyên mưa bão.

– Cách âm và nhiệt tốt: Trần thạch cao được cấu tạo nhiều lớp vật liệu khác nhau làm giảm tiếng ồn cho không gian trong phòng và hạn chế nhiệt độ bên ngoài xâm nhập vào phòng.

– Dễ thi công: Trần thạch cao khi so với các loại trần khác như gỗ, bê tông,…. Quá trình thực hiện thi công rất an toàn và không gây ra bụi bẩn, tiếng ồn nhiều.

Nhược điểm của trần thạch cao

– Độ bền không cao: Trần thạch cao do làm bằng nhiều lớp vật liệu nên sử dụng một thời gian dài dễ bị nứt vỡ khi có tác động mạnh. 

– Dễ bám bụi và các vết bẩn: bề mặt trần thạch cao có độ nhám nên rất dễ bám bụi bẩn nên thực hiện lau chùi thường xuyên

– Kỹ thuật thi công cao: Thợ thi công trần thạch cao cần phải có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm để thực hiện có hiệu quả đặc biệt ở giai đoạn lắp đặt cần phải thật tỉ mỉ.

Các loại trần thạch cao phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại trần thạch cao nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của mỗi người, dưới đây là các loại trần thạch cao phổ biến:

Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo

Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo
Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo

Trần thạch cao chìm: Loại này được thực hiện thi công và lắp đặt khung xương nằm phía trên trần thạch cao. Loại trần này có ưu điểm mang tính thẩm mỹ cao thiết kế sang trọng, và dễ dàng trang trí. 

Trần thạch cao nổi: Trần thạch cao nổi được thiết kế lắp đặt bộ khung xương lộ ra bên ngoài và sau đó gắn các tấm thạch cao lên phía trên.

Trần thạch cao thả: Loại trần thạch cao này sẽ sử dụng các tấm thạch cao đã thiết kế và sản xuất sẵn, có kích thước và hình dạng nhất định, sao đó thả trần thạch cao vào khung xương. 

Phân loại trần thạch cao của kiểu dáng

Trần thạch cao giật cấp: Thiết kế với cấp độ khác tạo ra không gian ấn tượng và độc đáo rất phù hợp cho không gian nhà ở rộng rãi, thoáng mát.

Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao phẳng: Trần này được thiết kế đơn giản với bề mặt phẳng và mịn, phù hợp với không gian mở hoặc phong cách nhà thiết kế theo hướng hiện đại.

Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao có hoa văn: Được thiết kế về mặt với các hoa văn, họa tiết, tinh xảo, đem đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian.

Trần thạch cao có hoa văn
Trần thạch cao có hoa văn

Phân loại trần thạch cao theo chức năng

Trần thạch cao cách âm: Trần thạch cao cách âm được thiết kế để hấp thụ âm thanh hạn chế độ xâm nhập của âm thanh. Thường được dùng để xây phòng ngủ, phòng học, phòng nghe nhạc.

Trần thạch cao chống nước: Loại này chống ẩm ướt rất tốt hạn sự xâm nhập của nước. Thường dùng xây dựng ở nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.

Trần thạch cao chống cháy: Trần thạch cao này có khả năng chống cháy nhờ khả năng chịu nhiệt tốt, ngăn chặn sự lây lan của lửa. Trần này thường được ưa chuộng xây dựng nhà máy, kho xưởng, trường học, những nơi công cộng.

Đơn vị thi công trần thạch cao uy tín tại tphcm và các tỉnh thành lân cận

Thợ Việt là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thi công trần thạch cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Thợ Việt đã xây dựng được uy tín và danh tiếng trong ngành xây dựng.

Đội thợ Thợ Việt
Đội thợ Thợ Việt

Đội ngũ thợ lành nghề và giàu kinh nghiệm của Thợ Việt cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm trần thạch cao chất lượng, đẹp mắt và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. 

Quy trình thực hiện thi công trần thạch cao trọn gói

Quy trình thi công trần thạch cao chìm

  • Bước 1 khảo sát và chuẩn bị mặt bằng: Khảo sát hiện trạng công trình thi công, xác định hệ thống điện nước và hệ thống thông gió. Vệ sinh loại bỏ bụi bẩn và các vật dụng làm chướng ngại.
  • Bước 2 lắp đặt khung xương xác định vị trí khung xương theo bản kế hoạch đã được lập lên. Sử dụng các loại ty treo, móc treo, thanh ngang, thanh chéo để liên kết các thanh khung xương với nhau, tạo thành hệ thống khung vững chắc.
  • Bước 3 lắp đặt tấm thạch cao chìm cắt tấm thạch cao chìm phù hợp với kích thước của khung xương cố định vào hệ thống khung xương bằng vít tự khoan. Xử lý các mối nối giữa các tấm thạch cao bằng băng keo chuyên dụng và bột bả.
  • Bước 4 hoàn thiện mặt bằng, lấy bả matit lên toàn bộ bề mặt của mặt phẳng giúp mặt phẳng mịn. Chà cho nhám bề mặt trần thạch cao chìm sau khi thoa lên bề mặt.

Quy trình thi công trần thạch cao thả

  • Bước 1: Khảo sát và chuẩn bị mặt bằng dọn dẹp và làm sạch mặt bằng trước khi thi công để việc thi công diễn ra thuận lợi tránh gặp rào cản
  • Bước 2: Lắp đặt khung xương thả sử dụng thanh viền tường để cố định khung xương vào tường. Lắp đặt các thanh chính theo bản vẽ thiết kế, sử dụng ty treo để điều chỉnh độ cao của khung xương và liên kết các thanh chính với nhau bằng các loại móc treo, thanh ngang.
  • Bước 3: Lắp đặt tấm thạch cao thả cắt tấm thạch cao theo kích thước phù hợp với bản vẽ thiết kế. Gắn các tấm thạch cao vào khung xương bằng các loại móc treo chuyên dụng. Xử lý các mối nối giữa các tấm thạch cao bằng băng keo chuyên dụng và bột bả.

Quy trình thi công trần thạch cao nổi

Bước 1: Khảo sát và chuẩn bị mặt bằng xác định vị trí các đường dây điện, nước, ống thông gió trên trần nhà loại bỏ bụi bẩn, chướng ngại vật. Lập bản vẽ thiết kế chi tiết cho hệ thống trần thạch cao nổi.

Bước 2: Lắp đặt khung xương nổi

Sử dụng thanh viền tường để cố định khung xương vào tường lắp đặt các thanh chính X theo bản vẽ thiết kế. Sử dụng các loại móc treo, thanh ngang, thanh chéo để liên kết thanh viền tường với khung xương chính và liên kết các thanh chính với nhau.

Cố định khung xương bằng các loại ty treo, móc treo, đảm bảo độ phẳng, cân bằng cho khung xương.

Bước 3: Lắp đặt thanh viền

Lắp đặt thanh viền tường theo bản vẽ thiết kế. Sử dụng các loại móc treo, thanh ngang, thanh chéo để liên kết thanh viền tường với khung xương chính. Xử lý các mối nối giữa các thanh viền bằng băng keo chuyên dụng và bột bả.

Bước 4: Lắp đặt tấm thạch cao nổi

Cắt tấm thạch cao theo kích thước phù hợp với bản vẽ thiết kế, nâng tấm thạch cao lên và cố định vào khung xương bằng vít tự khoan. Xử lý các mối nối giữa các tấm thạch cao bằng băng keo chuyên dụng và bột bả.

Bước 5: Hoàn thiện bề mặt trần

Bả matit toàn bộ bề mặt trần thạch cao để tạo bề mặt phẳng mịn, chà nhám toàn bộ bề mặt trần sau khi bả matit. Sơn nước hoặc trang trí trần thạch cao theo yêu cầu của khách hàng.

Thợ Điện Thợ Việt: sưa chữa điện chập cháy thi công điện nước tại HCM
thiet-bi-ve-sinh-dien-nuoc
Đặt lịch ngay

Liên hệ với Thợ Việt

Tổng đài đặt lịch  : 1800 8122 (Miễn Phí Cước Gọi) 
Tổng đài CSKH, Phàn nàn : 0915 269 839 
Tư vấn dịch vụ 24/7